NHÀ CỔ BÌNH THỦY CẦN THƠ - LẮNG NGHE NHỮNG GIAI THOẠI LY KỲ, THÚ VỊ

Nhà cổ Bình Thủy Cần Thơ là một trong những công trình kiến trúc cổ độc đáo có tuổi đời gần 150 năm còn giữ nguyên vẹn nét đẹp xưa kia cho đến ngày nay. Đến đây, bạn sẽ có những trải nghiệm thú vị và được lắng nghe những giai thoại ly kỳ về ngôi nhà cổ này.

1. Nhà cổ Bình Thủy Cần Thơ địa chỉ ở đâu?
1.1. Nhà cổ Bình Thủy địa chỉ

Nhà cổ Bình Thủy địa chỉ: số 142/144 đường Bùi Hữu Nghĩa - phường Bình Thủy - quận Bình Thủy - thành phố Cần Thơ.
Cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 9km, đường đến nhà cổ Bình Thủy rất dễ đi, bạn chỉ cần qua cầu Bình Thủy rồi rẽ trái vào khu chợ, sau đó chạy thẳng là đến nơi rồi. Nếu bạn thuộc team “mù đường” thì hãy hỏi thăm người dân địa phương để biết đường đến nhà cổ Bình Thủy Cần Thơ nhé. Các cô chú ở đây hiền lành, xởi lởi và mến khách lắm đó.

1.2. Giờ mở cửa nhà cổ Bình Thủy 
Giờ mở cửa nhà cổ Bình Thủy Cần Thơ có 2 khung giờ mỗi ngày là:
- Buổi sáng: từ 8h - 12h
- Buổi chiều: từ 14h - 18h
Nếu bạn đến trong 2 khung giờ này nhưng nhà đóng cửa hay không thấy ai bán vé vào tham quan thì có thể liên hệ số điện thoại nhà cổ Bình Thủy Cần Thơ: 0987 055 963 (chú Bảy - chủ nhà) là chú sẽ đến nay nha.

2. Nhà cổ Bình Thủy giá vé tham quan bao nhiêu?
Nếu muốn tham quan ngôi nhà cổ Bình Thủy thì bạn cần mua vé vào với mức giá là 15.000đ/ người. Tuy nhiên có một điều đặc biệt đó là đây không phải vé do chính quyền địa phương phát hành, mà do chủ nhà cổ họ Dương Bình Thủy là người đưa ra.
Vì ngôi nhà cổ này là di sản thuộc sở hữu tư nhân của gia tộc họ Dương. Đây có thể xem như tiền xin phép gia chủ vào tham quan ngôi nhà và thời gian tham quan không giới hạn nha mọi người.
Nhà cổ Bình Thủy giá vé tham quan: 15.000đ/ vé/ người.

3. Nên đến thăm Nhà cổ Bình Thủy Cần Thơ vào thời gian nào?
Nhà cổ Bình Thủy Cần Thơ thuộc miền tây sông nước với thời tiết một năm chia thành 2 mùa rõ rệt:
Mùa khô: từ tháng 12 - tháng 8 năm sau, nếu bạn du lịch Cần Thơ và đến nhà cổ Bình Thủy vào thời gian này, đặc biệt từ tháng 1- 4 thì thời tiết siêu dễ chịu, có nắng vàng, trời xanh, hoa trong vườn ở nhà cổ khoe sắc nhìn đẹp mê nên lên hình “check-in” chắc chắn sẽ rất lung linh. 
Mùa mưa: từ tháng 9 - 11, ghé thăm nhà cổ Bình Thủy vào thời gian này bạn có thể kết hợp vui chơi tại các địa điểm du lịch Cần Thơ nổi tiếng như: chợ nổi Cái Răng, vườn cò Bằng Lăng Cần Thơ, làng hoa bà Bộ… cũng rất thú vị đó.

4. Review nhà cổ Bình Thủy Cần Thơ có gì?
Nhà cổ Bình Thủy là một trong những địa điểm du lịch Cần Thơ nổi tiếng nhất bởi kiến trúc độc đáo và bề dày lịch sử của nơi đây. Sự kết hợp hoàn mỹ giữa cái hồn người Việt - văn hóa Nam Bộ - kiến trúc Đông Tây đã tạo nên “kiệt tác” ấn tượng trong lòng mỗi du khách từng đặt chân đến đây.
Giờ thì cùng mình tìm hiểu xem nhà cổ Bình Thủy Cần Thơ này có gì đặc biệt mà khiến bao người say mê, tán thưởng đến vậy nhé!

4.1. Thuyết minh nhà cổ Bình Thủy: nơi giao thoa 3 lối kiến trúc Việt - Hoa - Pháp
Kiến trúc bên ngoài nhà cổ Bình Thủy Cần Thơ:
Từ bên ngoài (ngoài đường) nhìn vào, điều đầu tiên bạn sẽ thấy được là hàng rào cổng được thiết kế bằng sắt có các cột bê tông làm trụ chính ở ngay cổng chính ra vào. Vậy nên nếu nhìn sơ qua thì rất nhiều du khách sẽ lầm tưởng đây là hàng rào của một ngôi nhà hiện đại nào đó nên đôi khi còn có bạn đi quá nhà cổ mà không biết rồi phải chạy xe vòng lại đó.

4.2. Những giai thoại ly kỳ về nhà cổ Bình Thủy Cần Thơ
Đến nhà cổ Bình Thủy Cần Thơ mà không được lắng nghe những giai thoại kỳ bí nơi đây thì quả là một điều đáng tiếc. Thật ra, không chỉ có nhà cổ Bình Thủy mà hầu hết các nhà cổ nổi tiếng tại miền Tây như nhà cổ Huỳnh Thủy Lê (Đồng Tháp), nhà cổ Cai Cường (Vĩnh Long) hay nhà công tử Bạc Liêu (Bạc Liêu)... đều gắn liền với những câu chuyện vô cùng ly kỳ và hấp dẫn.

Nếu có dịp đặt chân đến miền Tây sông nước, bạn hãy dành thời gian ghé thăm những điểm du lịch cổ hết sức thú vị này nhé!

Giờ thì cũng mình tìm hiểu giai thoại về nhà cổ Bình Thủy Cần Thơ thôi nào!!!

Giao kèo làm nhà giữa ông chủ Dương Chấn Kỷ với thầy Ba Nghĩa (ông Lỗ Ban)
Trong quá trình xây dựng ngôi nhà có bề dày trăm năm lịch sử này, có một truyền thuyết ly kỳ được người đời truyền tụng cho đến ngày nay đó là giao kèo làm nhà giữa ông chủ Dương Chấn Kỷ với thầy Ba Nghĩa hay còn gọi là ông Lỗ Ban.

Theo lời đồn đại lúc bấy giờ, gia tộc họ Dương từ khi xây dựng ngôi nhà này đột nhiên làm ăn phất lên "như diều gặp gió” nguyên do là vì có một lá bùa Lỗ ban phong thủy được ếm đâu đó ngay trong ngôi nhà. 

Trong buổi giao kèo với thầy Ba Nghĩa, ông Dương Chấn Kỷ có đưa ra một điều kiện, mà về phía thầy Ba Nghĩa thì đó là điều kiện khó tuân: “Thầy cất nhà cho tôi đẹp rực rỡ hơn người thì khỏi nói nhưng cốt sao khi cất xong tôi phải giàu lên mới được”. Thấy vậy thầy Ba Nghĩa mới trầm ngâm: "Làm nhà đẹp cho ông không khó nhưng ngặt nỗi cái nghề này, gia chủ giàu thì phần số tôi phải mạt”.

Sau đó, ông Chấn Kỷ phẩy tay rồi nói: “Đừng lo, đôi đảm bảo với thầy, mỗi tháng tôi sẽ chu cấp cho thầy một đấu gạo với ba cắc bạc cho đến mãn đời”. Mặc dù, tính thực hư của hợp đồng này vẫn còn chưa được chứng thực nhưng việc gia tộc họ Dương phất lên một cách nhanh chóng là điều mà ai cũng có thể nhìn thấy rõ.

Tìm hiểu những giai thoại kỳ bí khi ghé thăm nhà cổ Bình Thủy Cần Thơ (Ảnh: sưu tầm)
Cổ vật vô giá “cặp ngà voi dài nhất Việt Nam” tại nhà cổ Bình Thủy Cần Thơ
Theo những người dân nơi đây cho biết, ngoài những cổ vật vô như mình đã kể ra trong mục 4.1 , nhà cổ Bình Thủy còn có cặp ngà voi được nhận định là dài nhất Việt Nam với xuất thân và số phận long đong ly kỳ.

Cặp ngà voi trên được ông Dương Chấn Kỷ mua tại Sài Gòn để “dằn mặt” sự khinh khi của chủ hàng người Pháp. Ông kể, trong một dịp lên Sài Gòn xem mấy chành lúa, đi ngang qua đường Catinat (đường Đồng Khởi bây giờ), ông Kỷ ghé xem gian hàng bán tiêu bản thú vật của một tay chủ tiệm, thợ săn người Pháp.

Thấy ông già mặc đồ bà ba trông có vẻ nhà quê, đứng mân mê cặp ngà voi, người này nạt lớn: “Nè ông già. Đây không phải là chỗ chơi của ông đâu. Lỡ tay làm trầy xước nó thì bán cả gia sản, ông cũng không đủ tiền đền cho tôi đâu”. Lúc này, ông Kỷ thủng thỉnh hỏi lại: “Cỡ bao nhiêu mà dữ vậy chú em? Nói qua nghe thử coi?”.

Sau đó, ông đã đặt cọc một số tiền lớn rồi lái xe về Cần Thơ  và chở lên 4.000 đồng bạc trắng “con cò” (tiền Đông Dương) mua đứt cặp ngà trên. Được biết, sau này, nghe cụ Kỷ mua đứt cặp ngà khổng lồ, gia đình công tử Bạc Liêu cũng đích thân cho người lên Cần Thơ đánh tiếng mua lại với giá gấp đôi nhưng ông cụ Dương nhất quyết không bán.

Đôi ngà voi được người dân nơi đây cho là dài nhất Việt Nam (Ảnh: sưu tầm)
Câu chuyện đằng sau 7 bộ ghế đá tại nhà cổ Bình Thủy Cần Thơ
Vào năm 1945, thực dân Pháp xâm lược nước ta, nhà nước lâm thời lúc bấy giờ phát động toàn dân kháng chiến. Vào tháng 12 năm 1945, quân đội ta ở Cần Thơ đụng độ quân Pháp, Nam Bộ trở thành chiến trường kháng chiến đầy ác liệt.

Theo lời kể lại thì lúc bấy giờ quân ta phục kích tiêu diệt được nhiều sĩ quan Pháp nhưng cũng hy sinh hết 7 chiến sĩ cách mạng. Để tưởng nhớ chiến công và sự hy sinh anh dũng của 7 người chiến sĩ, ông Dương Văn Ngôn đã cho xây dựng 7 bộ ghế đá. Ngày nay, nếu đến tham quan nhà cổ Bình Thủy, bạn có thể nhìn thấy bảy bộ ghế đá này ở góc trái khoảng sân trước nhà đó.

4.3. Check-in nhà cổ Bình Thủy
Với vé tham quan không giới hạn thời gian và kiến trúc đẹp mắt, độc đáo, nhà cổ Bình Thủy là địa điểm du lịch Cần Thơ rất được du khách yêu thích đến tham quan, chụp ảnh, check-in. Bạn đừng bỏ lỡ cơ hội cho ra đời “bộ ảnh xưa” mang đậm nét hoài cổ khi đến đây nhé!

4.4. Nhà cổ Bình Thủy Cần Thơ - phim trường của nhiều bộ phim nổi tiếng
Với giá trị lịch sử cùng kiến trúc nghệ thuật độc đáo, nhà cổ Bình Thủy Cần Thơ đã trở thành bối cảnh chính cho nhiều bộ phim nổi tiếng một thời tại thời điểm này như: Người đẹp Tây Đô, Công tử Bạc Liêu, Những nẻo đường phù sa, Dòng sông hoa trắng, Bão U Minh, Nợ đời, Bẫy ngầm, Đội nữ biệt động mùa thu...

Đây là những thước phim kinh điển được quay tại nhà cổ Bình Thủy, lột tả những giá trị văn hóa đặc sắc của xã hội nước ta thời điểm đó và làm say đắm biết bao biết bao trái tim của người con đất Việt bởi cái tình, nét đằm thắm, phóng khoáng đặc trưng của vùng đất Nam Bộ.

Cơ duyên là do ngày đó trong lúc mình tìm hiểu những địa điểm du lịch tại Đồng Tháp thì được biết bộ phim này dựa trên câu chuyện có thật về mối tình không biên giới của một công tử họ Huỳnh - con trai một thương gia giàu có ở Sa Đéc (nay được gọi là Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê) với một nữ nhà văn người Pháp. Bộ phim đã danh giá trở thành tác phẩm kinh điển của nền điện ảnh thế giới. 

Đánh giá

8 khách hàng đã đánh giá
4.6 /8
Nhận xét và đánh giá
5
3
0
0
0
Vui lòng cho chúng tôi biết Cảm nhận của bạn!
Ánh Lệ 30/09/2024
Nơi tham quan tuyệt vời cuối tuần!
Minh Ðức 27/09/2024
Địa điểm tuyệt đẹp, đi cặp tình yêu, đi bạn bè, đi nhóm, đi gia đình đều thích hợp!
Thảo Nhi 24/09/2024
Không gian đẹp, lý tưởng!
Thuận Phong 19/09/2024
Nơi tham quan thư giản cuối tuần tuyệt vời!
Thúy Mai 19/09/2024
Một chuyến đi đầy ý nghĩa!
Thanh Uyên 11/09/2024
Đi tham quan học hỏi được nhiều điều hữu ích!
Ngọc Lệ 10/09/2024
Thật ý nghĩa tại Nhà cổ Bình Thủy Cần Thơ - Lắng nghe những giai thoại ly kỳ, thú vị
Như Thảo 06/09/2024
Địa điểm yêu thích của nhiều bạn trẻ!
bản đồ
©Copyright 2024 Canthojob.com. All rights reserved.